Tại sao cần dùng phần mềm ERP trong doanh nghiệp
Tính năng tích hợp của giải pháp ERP giúp mang lại lợi ích toàn diện cho doanh nghiệp
Giải pháp ERP đã và đang trở thành công cụ quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Giải pháp ERP đã và đang trở thành công cụ quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã mang lại những tác động vô cùng tích cực đối với mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến những thay đổi rõ rệt về cách thức quản lý – điều hành tại các doanh nghiệp. Nói cách khác, sự phổ biến của mạng internet cùng các ứng dụng công nghệ hiện đại như công nghệ điện toán đám mây, công nghệ di động… đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện triển khai các giải pháp phần mềm nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết.
Tìm hiểu phần mềm ERP là gì?
Theo lý thuyết có rất nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên bản thân người dùng cần phải hiểu được bản chất của phần mềm ERP là gì? Có thể hiểu đơn giản như sau: ERP viết tắt của “Enterprise Resources Planning” là một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động kinh doanh, thu thập dữ liệu, lưu trữ, phân tích, diễn giải. Một giải pháp ERP tích hợp bao gồm cả phần mềm và hoạt động tư vấn với nhiều chức năng được ứng dụng cho việc: quản lý kế hoạch, chi phí sản xuất hay giao hàng, quản lý hàng tồn kho và mua hàng, tiếp thị và bán hàng, quản lý kho quỹ, kế toán…
Khi triển khai phần mềm ERP, chúng ta nhận được cùng lúc 3 sản phẩm: Một là “Ý tưởng quản lý”, hai là “Chương trình phần mềm” và ba là “Phương tiện kết nối” để xây dựng hệ thống và quy trình quản trị, vận hành hệ thống trong một mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa chức năng liên kết mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ kế hoạch, thống kê, kiểm toán đến việc hỗ trợ ra báo cáo phân tích, giúp cho nhà điều hành hoặc các bộ phận tác nghiệp hiệu quả. ERP giúp theo dõi quản lý thông suốt, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài. Trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện có rất nhiều công ty lớn triển khai thành công giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí trong điều hành quản lý, tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh và đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
Xu hướng ứng dụng phần mềm ERP trong Doanh nghiệp:
Trong xu hướng “thế giới phẳng” thì thông tin chính là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Cơ hội có được thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất sẽ là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc áp dụng các giải pháp phần mềm vào quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Đối với doanh nghiệp vừa và lớn, việc sử dụng những phần hành riêng lẻ trong quản lý như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý sản xuất... đã được thay thế bằng giải pháp ERP quản trị tổng thể. Việc ứng dụng này không chỉ hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực - tài lực - vật lực) mà còn trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm.
- Những bài toán đặc thù của ngành nghề là yếu tố cốt lõi để xây dựng được một giải pháp phần mềm ERP hiệu quả. Vì thế gần đây ERP đang được các nhà cung cấp xây dựng và phát triển theo hướng chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp.
Được biết đến là một giải pháp có khả năng tích hợp tất cả những chức năng chung của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất nên ERP hiện trở thành lựa chọn tối ưu cho mọi doanh nghiệp. Dù hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào và với quy mô ra sao thì khi triển khai, ERP vẫn hoàn toàn đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của doanh nghiệp bởi lẽ thay vì phải sử dụng nhiều phần mềm khác nhau cho từng phòng ban/ bộ phận, ERP sẽ gom tất cả vào chung một gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau. Điều này giúp đảm bảo tính đồng nhất, chính xác về mặt số liệu cũng như đem đến khả năng quản lý đồng bộ, hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, những lợi ích mà hệ thống giải pháp này mang lại bao gồm:
- Hợp nhất số liệu phòng ban: Giải pháp ERP có khả năngthay thế hoàn toàn các phần mềm đang hoạt động riêng lẻ ở các phòng ban. Với tính năng tích hợp của mình thì khi đi vào hoạt động, ERP cho phép người dùng chỉ cần nhập thông tin duy nhất một là có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu, kiểm tra một vấn đề nào đó trên hệ thống.
- Quản lý thông tin tài chính: Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của phần mềm ERP là khả năng tổng hợp thông tin tài chính từ tất cả bộ phận/ phòng ban, do đó người quản lý sẽ không phải đi hỏi các thông tin từng bộ phận cũng như tránh được sự nhầm lẫn không đáng có về mặt số liệu. Mặt khác, ERP giúp người giảm tải áp lực đáng kể cho người lao động trong việc lập báo cáo bởi lẽ phần mềm này còn được trang bịtính năng tạo ra các bản báo cáo tài chính một cách chính xác theo tiêu chuẩn của thế giới.
- Tăng hiệu quả trong sản xuất, cung cấp dịch vụ: Do chỉ sử dụng một hệ thống duy nhất, nên ERP là cách thức hữu hiệu để doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất làm việc. Bên cạnh đó, ERP còn là giải pháp giúp tự động hóa tất cả các quy trình trong sản xuất cho doanh nghiệp từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi sản phẩm ra thị trường.
Ngoài các lợi ích kể trên thì giải pháp ERP còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích thiết thực khác trong việc quản lý nhân sự, dự án và kho bãi một cách cực kỳ hiệu quả. Chính vì thế mà phần mềm này đã và đang trở thành công cụ quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như thúc đẩy đáng kể quá trình tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam.
- Hợp nhất số liệu phòng ban: Giải pháp ERP có khả năngthay thế hoàn toàn các phần mềm đang hoạt động riêng lẻ ở các phòng ban. Với tính năng tích hợp của mình thì khi đi vào hoạt động, ERP cho phép người dùng chỉ cần nhập thông tin duy nhất một là có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu, kiểm tra một vấn đề nào đó trên hệ thống.
- Quản lý thông tin tài chính: Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của phần mềm ERP là khả năng tổng hợp thông tin tài chính từ tất cả bộ phận/ phòng ban, do đó người quản lý sẽ không phải đi hỏi các thông tin từng bộ phận cũng như tránh được sự nhầm lẫn không đáng có về mặt số liệu. Mặt khác, ERP giúp người giảm tải áp lực đáng kể cho người lao động trong việc lập báo cáo bởi lẽ phần mềm này còn được trang bịtính năng tạo ra các bản báo cáo tài chính một cách chính xác theo tiêu chuẩn của thế giới.
- Tăng hiệu quả trong sản xuất, cung cấp dịch vụ: Do chỉ sử dụng một hệ thống duy nhất, nên ERP là cách thức hữu hiệu để doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất làm việc. Bên cạnh đó, ERP còn là giải pháp giúp tự động hóa tất cả các quy trình trong sản xuất cho doanh nghiệp từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi sản phẩm ra thị trường.
Ngoài các lợi ích kể trên thì giải pháp ERP còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích thiết thực khác trong việc quản lý nhân sự, dự án và kho bãi một cách cực kỳ hiệu quả. Chính vì thế mà phần mềm này đã và đang trở thành công cụ quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như thúc đẩy đáng kể quá trình tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam.